NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ

0867863899

Phân bón vĩnh cửu - điều tưởng chừng không thể

14/Jul/2022 Lượt xem:422

PHÂN BÓN VĨNH CỬU - ĐIỀU TƯỞNG CHỪNG KHÔNG THỂ!
0. Nhóm tác giả.
Giải pháp "Phân bón vĩnh cửu" là sản phẩm trí tuệ, thực nghiệm của bộ 4 tác giả bao gồm tôi, kỹ sư Nguyễn Sáng, kỹ sư Trần Huế và Ceo TamAn Eco Nguyễn Thị Thu. Thời gian sau, có thêm anh Nguyễn Hùng hỗ trợ kỹ thuật.
Nền tảng nghiên cứu bắt đầu từ 2012, thực nghiệm trong các năm từ 2017 - 2018, ứng dụng rộng rãi tại các địa phương từ năm 2019.

Lời đầu bài viết, tôi bày tỏ sự tri ân tới các cộng sự vì những cố gắng, hi sinh, dám nhận thất bại về mình để đưa ra một giải pháp có thể ứng dụng toàn cầu (hiện giải pháp đang được chuyển giao tại Angola, CuBa, Đài Loan).

Cũng trân trọng cảm ơn các Mạnh Thường Quân Nghệ An, các chuyên gia, các gia đình nhóm tác giả và những người đã góp sức lặng lẽ phía sau
Và cũng đã xin phép các tác giả chia sẻ phương pháp này với cộng đồng.

1. Ý tưởng về giải pháp
Ý tưởng đề ra rằng:
"Liệu có thể tạo ra nguồn dinh dưỡng cây trồng cho các nhà vườn với các yêu cầu:
- Tại chỗ
- Đầu tư một lần, khai thác mãi mãi
- Không tốn nhân công
- Không nhập vật tư
- Không mất năng lượng vận hành như điện, than...
- Chi phí đầu tư thấp nhất, áp dụng được cho mọi nông hộ"
Chúng tôi đã thành công cả về lý thuyết, thực hành, nhân rộng mô hình. Và tới đây sẽ dự kiến đưa vào chương trình hỗ trợ các tỉnh miền núi phía Bắc theo kế hoạch của Ủy ban dân tộc, đồng hành cùng Nông Nghiệp Sạch.

2. Giải pháp
Bộ giải pháp gồm 5 thành tố:
- Ao, bể, hố chứa nước (có thể tận dụng mương, hoặc lót bạt trữ nước)
- Bèo cải.
- Ốc
- Vi sinh IMO
- Cây sinh khối hỗ trợ dinh dưỡng gồm: chuối hoặc chùm ngây.
Quy trình vận hành rất đơn giản:

A. Tạo ô trữ nước.
Đào hố lót bạt, hoặc tận dụng mương, máng, hồ...
Sử dụng vi sinh IMO và bẹ chuối xử lý nước cơ bản, nếu như bể xây xi măng.
Cách làm vi sinh IMO các bạn có thể tham khảo tại đây.
https://www.facebook.com/groups/1296850127086448/permalink/2634742583297189/

B. Thả bèo.
Có nước là bèo sống và sinh sản. Chúng tôi thí nghiệm nhiều loại bèo, và lựa chọn bèo cải với lý do tăng sinh khối nhanh, ít công thu hoạch

C. Thả ốc.
Có nước là bèo sống. Có bèo là ốc sống. Không cần cho ăn.
Ốc sinh sản tạo ra nguồn nguyên liệu đạm.

D. Trồng xung quanh chùm ngây và chuối.
Hai loại cây này đủ dinh dưỡng cho cây trồng khác, và cũng phù hợp với các bạn không sát sinh.

E. Làm phân bón.
Dùng thùng ủ ngâm ốc, lá thân chùm ngây, bẹ chuối với vi sinh IMO làm phân bón lá.
Sinh khối, dinh dưỡng cho rễ, tôi đã trình bày trong bài Sức Khỏe Của Đất tại link trên.

 

3. Thất bại và thành công.

A. Kỹ sư Nguyễn Sáng thất bại trên cánh đồng lúa Yên Dũng, Bắc Giang, tiêu tốn hết hơn 100 triệu tiền thử nghiệm và gần 2 năm thực hành. Thất bại này giúp giải pháp hoàn thiện đột phá. Hiện anh và anh Nguyễn Hùng được mời tham gia đội ngũ phát triển sinh kế nông nghiệp vùng cao do Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp & chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ triển khai ở các tỉnh.

B. Kỹ sư Trần Huế thành công với mẫu lúa không hóa chất ở Nghĩa Hưng năm 2019, hiện được cử sang hỗ trợ cho huyện Gia Bình về kỹ thuật trồng trọt không hóa chất độc hại năm 2020.

C. Bạn Nguyễn Thị Thu, CEO TamAn Eco, sau gần 2 năm thực nghiệm tại Khánh Hà, Thường Tín đã thành công với mô hình Nông Nghiệp Lười, trở thành tấm gương nông nghiệp tiêu biểu của quốc gia. Bạn Thu cũng là chuyên gia của WISE trong chương trình hỗ trợ Sơn La, và là Chuyên gia nghiên cứu & phát triển sản phẩm với lời mời từ Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ.

D. Giải pháp này đang tiếp tục được nâng cấp để tối ưu hơn, rẻ hơn, hiệu quả hơn để ứng dụng với quy mô lớn và siêu lớn.

4. Động lực hành động.
Các bạn vào google gõ cụm từ khóa
"NGUYỄN THỊ THU" + "NÔNG NGHIỆP LƯỜI"
sẽ ra nhiều kết quả thú vị.
Hoặc xem clip sau đây để tìm kiếm niềm tin về sự thành công của những con người dám trả giá nghiên cứu để phụng sự cộng đồng.
Nếu nhiệt thành, các bạn có thể được nhận lời mời kết bạn với họ, để chia sẻ những kinh nghiệm quý.
Và quay lại chủ đề chính, Phân bón Vĩnh Cửu là có thật, các bạn ạ.
#KikuBarateam #NNS
Bài viết được đăng trên Nhóm facebook 

CLB Khởi nghiệp Nông nghiệp miền Bắc 

 

Tác giả: Hoàng Công

0867863899
Chat zalo