NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
Hoa & cây cảnh
Có những lớp vảy tựa vảy cá trên thân cây hoặc một lớp phấn màu trắng xuất hiện vùng tán lá chứng tỏ rệp hoa hồng đã dòm ngó khu vườn nhà bạn. Vậy rệp hoa hồng có mấy loại và cách đối phó với từng loại này ra sao?
Rệp hoa hồng là côn trùng gây hại nặng nề cho hoa hồng leo nhưng thông thường nhất hai loại mà ta thường thấy đó là rệp vảy và rệp sáp.
1. Rệp vảy gây hại trên hoa hồng leo
Rệp vảy gây hại trên hoa hồng leo cũng phân ra làm hai loại đó là rệp vảy nâu và rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh.
1.1 Rệp vảy nâu
Rệp vảy nâu còn có tên tiếng anh là Brown scales hay Coccidae. Chúng có lớp vỏ cứng dày từ 3 - 5 mm, màu nâu, gồ gề nên rất dễ nhận biết và phát hiện. Chúng thường gây hại trên thân cây, dưới lá, hoặc những góc kẽ nhánh.
Rệp vảy nâu thay phiên chích hút nhựa thân cây
1.2 Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh
Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh có tên tiếng anh là Boisduval scales. Chúng có dạng thân mềm, nhỏ, trốn rất kỹ nên rất khó phát hiện. Chúng thường gây hại ở cuống lá, cuống hoa, bẹ.
Rệp vảy trắng hay nâu nhạt hoặc xanh có thân mềm trốn rất kỹ
Tác hại của rệp vảy
Hai loại rệp hoa hồng này đều đeo bám trên cây, thay phiên chích hút nhựa của cây. Từ đó làm giảm khả năng quang hợp của cây, nếu nặng hơn làm cho cây còi cọc, kém phát triển, chất lượng và năng suất hoa giảm. Khi tấn công hoa hồng leo chúng sẽ tạo ra một lớp mụi đen làm thu hút kiến.
Nhận thấy tác hại của hai loại rệp hoa hồng kể trên, vậy khi gặp trường hợp như vậy ta nên áp dụng phương pháp điều trị ra sao?
Điều trị rệp vảy trên hoa hồng leo
- Cách ly cây bị bệnh với cây khỏe mạnh để tránh tình trạng lây lan khó kịp soát. Cắt những cành nhánh hoặc lá bị bệnh sau đó đem đi tiêu hủy.
- Khi rệp hoa hồng có mật độ thấp có thể dùng bàn chảy, hoặc khăn mềm cọ sát để tách chúng ra khỏi thân cây.
- Có thể dùng bông gòn thấm rượu hoặc dầu neem thoa lên trực tiếp nhằm hạn chế sự sinh sôi của rệp hoa hồng.
- Có thể can thiệp bằng cách loại thuốc trừ sâu sinh học như xà phòng lỏng, dầu neem…
- Dùng dầu nhớt để thoa hết thân cây, dầu nhớt có tính bám dính tốt nên thoa tự lan khắp thân cây. Tránh thoa lên lá như vậy sẽ cản trở cây hô hấp, nếu cây quá yếu có thể dẫn đến cái chết.
- Biện pháp cuối cùng để điều trị rệp hoa hồng chính là can thiệp hóa học. Bạn có thể tham khảo hai loại thuốc sau để điều trị:
+ Confidor: là thuốc trừ sâu dạng lỏng được đặc chế để trừ côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng. Thuốc có hiệu lực cao, hiệu quả kéo dài, tăng khả năng chịu đựng của cây trồng với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi. Pha 2 ml thuốc cho bình 2 lít để phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị.
+ Dầu khoáng: là dầu được chưng cất và tinh chế theo một quy trình đặc biệt để sử dụng phòng ngừa bệnh hại cây trồng. Pha 10 ml cho bình 2 lít phun đều trên lá và thân 1 tuần/lần để điều trị.
+ Có thể pha chung confidor và dầu khoáng để tăng tính bám dính cho thuốc, góp phần hỗ trợ tốt hơn trong việc điều trị.
2. Rệp sáp gây hại trên hoa hồng leo
Rệp sáp cũng là một trong những loại rệp hoa hồng gây hại. Chúng có tên tiếng anh là Citrus mealybug. Đây là một loại phổ biến, không chỉ gây hại trên cây hoa hồng leo mà chúng còn gây hại trên 70 họ cây trồng khác nhau.
Rệp sáp cũng là một trong những loại rệp hoa hồng gây hại
Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá. Chúng có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong suốt đời sống của chúng nên khả năng lây lan là rất cao.
Tác hại của rệp sáp trên hoa hồng leo
Chúng sống và gây hại ở mặt dưới lá, vùng rễ, thay phiên nhau chích hút nhựa non làm cản trở quá trình quang hợp của cây. Nếu nặng hơn cây có thể kém phát triển, còi cọc, chất lượng và năng suất hoa giảm.
Loại rệp sáp này thường sống cộng sinh với kiến đen. kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa. Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn cho kiến.
Vậy khi cây hồng nhà bạn bị loại rệp sáp này tấn công thì có thể áp dụng các biện pháp sau đây để khắc phục.
Điều trị rệp sáp trên hoa hồng leo
- Cách ly cây bị bệnh với cây khỏe mạnh để tránh tình trạng lây lan khó kịp soát. Cắt những cành nhánh hoặc lá bị bệnh sau đó đem đi tiêu hủy.
- Khi mật độ rệp sáp ở mức thấp có thể dùng vòi nước mạnh để rửa trôi chúng. Dùng tay vuốt chỗ bị rệp để tiêu diệt.
- Tìm xung quanh gốc hồng nhà bạn nếu tìm thấy ổ kiến đen có thể tiêu diệt chúng để tránh tình trạng kiến đen làm phát tán rệp sáp.
- Có thể chế tạo các loại thuốc trừ sâu sinh học như chiết xuất tỏi, gừng, ớt; xà phòng lỏng; lá neem để tiêu diệt rệp sáp. Bạn cũng có thể tham khảo sản phẩm Thảo mộc trị sâu rầy với chiết xuất lên men của tỏi, gừng và ớt được sử dụng trong canh tác tự nhiên để xua đuổi các loại sâu, rầy, rệp và côn trùng tấn công phá hoại cây trồng. Pha 20 ml dung dịch với 2L nước phun lên lá 1 tuần/lần.
- Cuối cùng có thể sử dụng biện pháp hóa học để can thiệp, hai loại thuốc mà bạn có thể sử dụng đó là regent và nấm trichoderma.
+ Regent là loại thuốc trừ sâu phổ rộng diệt trừ nhiều loại sâu rầy gây hại như sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bọ xít; bọ trĩ, rầy rệp, nhện long nhung...Pha 0.2 gram thuốc cho 2L nước để phun trên lá 1 tuần/lần.
Regent thuốc diệt côn trùng phổ tác dụng rộng
+ Trichoderma là loại phân bón có chứa các chủng nấm có lợi như chủng Fusarium, Phytopthora dùng để cung cấp vào đất để ức chế các chủng nấm gây hại cho hoa hồng, làm cho đất màu mỡ tươi xốp và tái xử lý đất. Pha 1.5 gram với 2L nước để tưới vào gốc cho cây 1 tuần 1 lần.
Trichoderma có chứa các chủng nấm có lợi giúp ức chế rệp sáp vùng rễ
Khi cây bị rập hoa hồng tấn công thì việc điều trị mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để điều trị do đó việc phòng ngừa bao giờ cũng là việc ưu tiên hàng đầu. Bạn nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Rệp hoa hồng thường gây hại mạnh vào những tháng mùa khô và đầu mùa mưa (từ tháng 1 đến tháng 6), đặc biệt lưu ý là giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau. Trong giai đoạn này bạn có thể phun phòng ngừa bằng thuốc hóa học.
- Nên để cây ra nắng, thông thoáng, sạch sẽ.
- Tỉa cành, dọn dẹp vệ sinh vườn tược để tạo độ thông thoáng len qua những kẻ lá tránh tình trạng gia tăng của bệnh.
Cân bằng lượng nước tưới.
- Khử độc cho môi trường bằng chế phẩm vi sinh 6x để loại bỏ mầm bệnh gây hại. Pha 2 ml cho bình 2 lít để phun nửa tháng một lần để thanh lọc môi trường.
Chế phẩm vi sinh 6x giúp thanh lọc môi trường
Rệp hoa hồng gây hại không ít cho cây trồng do đó bạn nên chủ động phòng ngừa để hạn chế được những sự phát tán, lây lan và gây hại trên diện rộng.